CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

che-do-an-nguoi-tieu-duong

Đối với người bị đái tháo đường thì việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng. Nếu ăn uống quá kiêng khem thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng so với nhu cầu của cơ thể dẫn đến bị suy nhược. Về cơ bản thì không có bất cứ loại thức ăn nào là người tiểu đường không ăn được nhưng vấn đề là phải xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo đủ sức khỏe.

Hiện nay có 3 phương pháp chủ yếu để điều trị bệnh đái tháo đường gồm: chế độ ăn uống, luyện tập sức khỏe và uống thuốc. Như vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với người tiểu đường là vô cùng quan trọng và được đạt lên ưu tiên hàng đầu. Một số người bị tiểu đường loại II được ghi nhận là hoàn toàn khỏi bệnh nhờ có chế độ ăn uống hợp lý mà không cần dùng thuốc. Một chế độ ăn uống hợp lý giúp điều chỉnh cân nặng, hạn chế tăng đường máu và giảm nguy cơ tim mạch.

5 khuyến cáo về chế độ ăn uống:

– Xây dựng bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn có chọn lọc nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Đối với nam giới là 35Calo/kg, nữ giới là 30Calo/kg tùy theo cân nặng và đặc thù công việc của từng người như lao động chân tay hay nhân viên văn phòng mà lượng Calo có thể điều chỉnh cho hợp lý.

– Nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải. Nếu cơ thể quá béo (BMI>25) thì nên xây dựng chế độ ăn kiêng để giảm cân. Nên ăn nhiều chất xơ, gạo Vibigaba (có nhiều chất xơ và chất GABA hơn so với gạo lức), hạn chế ăn đồ hộp, thức ăn nhanh, thức ăn có nhiều chất béo. Nếu cơ thể quá gầy (BMI < 18.5) thì nên xây dựng chế độ ăn giàu chất đạm, chất béo, ăn nhiều cơm và thức ăn để tăng cân.

– Chia bửa ăn chính một cách hợp lý và nên có các bữa ăn phụ. Tốt nhất là mỗi ngày có 3 bữa ăn chính và 1 đến 3 bữa ăn phụ. Việc chia nhỏ bữa ăn có tác dụng giúp cho người tiểu đường tránh tình trạng bị tăng đường máu sau bữa ăn và bị tụt đường máu khi xa bữa ăn.

– Từ bỏ dần các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ăn đồ ngọt có nhiều đường, các món xào nấu, dầu chiên sử dụng nhiều lần…

– Các thành phần trong bữa ăn cần đảm bảo đủ lượng Carbon Hydrat phức hợp và chất xơ, hạn chế mỡ, cholesterol. Carbon Hydrat gồm đường và tinh bột nên rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chính để sản xuất năng lượng cho cơ thể. Nhưng cũng cần chú ý rằng Carbon Hydrat cũng là nguyên nhân chính làm tăng nồng độ đường trong máu, tăng huyết áp.

Thực phẩm cho người tiểu đường:

Thuc-pham-cho-nguoi-tieu-duong

– Chất đạm (Protid): là nguồn nguyên liệu chính để xây dựng tế bào và các mô cơ quan. Nên dùng nhiều đạm thực vật như đỗ, đậu nành, hoặc dùng các loại đạm dễ hấp thụ như cá.

– Chất bột (Glucid): là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nên dùng các loại thực phẩm như gạo lức muối mè hoặc gạo lức nẩy mầm. Những loại gạo này tốt cho người tiểu đường do có nhiều chất xơ, ít tinh bột hơn so với gạo thông thường. Hạn chế dùng các loại thực phẩm làm tăng đường trong máu như đường, bánh kẹo…

– Chất béo (mỡ): Nên ăn các loại dầu thực vất như dầu mè, dầu ô lưu, không nên dùng mỡ động vật, phủ tạng.

– Hoa quả: nên dùng các loại hoa quả có hàm lương đường thấp như cam, quýt, bưởi, thanh long…

Nguyễn Trọng Nghĩa